Những dấu hiệu nghiêm trọng khác với bệnh cảm bình thường

Chúng ta thường đánh đồng dấu hiệu mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi là những cơn cảm lạnh. Nhưng thực ra đó có thể là dấu hiệu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi.



Nếu bạn cho rằng mình chỉ bị cảm lạnh thông thường, nhưng vẫn đắn đo lo ngại rằng nó có thể là điều gì đó nguy hiểm hơn, bạn nên tham khảo một số thông tin sau. Điều này sẽ có ích nếu bạn có bệnh mạn tính như hen suyễn, dị ứng nặng, tiểu đường, bệnh thận, HIV, bệnh tự miễn, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người già.

Triệu chứng hết và nhanh chóng xuất hiện trở lại


Nếu bạn nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh, nhưng các triệu chứng nhanh chóng xuất hiện trở lại, đó có thể là dấu hiệu của bệnh bội nhiễm vi khuẩn.

Ban đầu, có thể bạn chỉ bị cảm lạnh, nhưng khi hệ thống miễn dịch bị tấn công, bạn có thể đối mặt với căn bệnh nghiêm trọng hơn như viêm họng, viêm phổi hay nhiễm trùng xoang.

Bệnh kéo dài hơn 4 ngày


Cảm lạnh thông thường có xu hướng rõ ràng trong 3-4 ngày. Nó bắt đầu bằng triệu chứng ngứa họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi và sau đó ho. Ho và chảy nước mũi có thể kéo dài, hầu hết triệu chứng còn lại sẽ biến mất sau 4 ngày.

Với cảm lạnh, bạn sẽ cảm thấy khỏe sau một vài ngày nghỉ ngơi, giữ ấm. Nếu tất cả triệu chứng kéo dài lâu hơn, bạn có thể đối mặt với một căn bệnh đáng lo ngại hơn chẳng hạn như cúm hoặc bạch cầu đơn nhân.

Trở về từ chuyến đi dài


Du lịch nước ngoài luôn khiến các bác sĩ lưu tâm, vì chuyến đi có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh từ nơi xa. Điều quan trọng là bạn phải đi khám nếu có bất kỳ triệu chứng bệnh sau khi trở về từ một chuyến đi nước ngoài.

Dạ dày có vấn đề


Buồn nôn, nôn, tiêu chảy là triệu chứng thường không đi kèm với cảm lạnh. Các biểu hiện này có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cúm. Bạn nên được chăm sóc y tế, bởi tiêu chảy có thể khiến bạn bị mất nước nhanh, rất nguy hiểm.

Sốt cao


Sốt có thể là triệu chứng của bệnh cảm lạnh, nhưng không phải cơn sốt cao. Nếu bạn bị sốt cao hơn 38,5 độ C, đó có thể là dấu hiệu của viêm họng. Hầu hết bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn sẽ bị sốt cao trong vài ngày đầu mắc bệnh. Vì vậy bạn cũng nên cảnh giác về sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể.
Họng sưng lớn, đau dữ dội là điều bạn cần lưu ý để phân biệt cảm lạnh. Nếu không điều trị, nó có thể gây sốt thấp khớp và dẫn đến đau tim nghiêm trọng.

Nhức đầu nặng



Sốt cao và nhức đầu nặng có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm màng não.


Các bác sĩ đặc biệt lưu ý về những cơn đau đầu, đặc biệt nếu bạn bị nhức đầu kèm theo sốt và cứng cổ. Đó có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Mặt khác, đau đầu cùng cảm giác khó chịu quanh vùng mắt và mũi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.

Đau ngực hoặc khó thở


Mặc dù ho là triệu chứng bình thường của cảm lạnh, cơn ho không nên quá nghiêm trọng, gây ra khó thở, thở khò khè hoặc đau ngực. Đây là triệu chứng không nên bỏ qua, vì khó thở có thể là dấu hiệu của viêm phế quản, viêm phổi trong khi đau ngực, tức ngực, khó thở và thở dốc có thể báo hiệu về tình trạng tắc nghẽn cục máu đông trong phổi.

Đau nhức cơ thể


Cơn cảm lạnh thường gây mệt mỏi, nhưng không gây ra tình trạng đau nhức khắp cơ thể. Nếu bạn bị bệnh cúm, nó có thể làm cho cơ bắp và cơ thể bạn cảm thấy đau nhức, cũng có thể đi kèm với mệt mỏi và ớn lạnh.

Có vấn đề ở khu vực cụ thể


Báo động đỏ cho tình trạng nghiêm trọng hơn cảm lạnh là bạn cảm thấy khó chịu, có vấn đề tại một khu vực cụ thể. Trong khi cơn cảm lạnh ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đường hô hấp trên, các bệnh khác đặc trưng bởi triệu chứng căng thẳng ở một khu vực nào đó trên cơ thể.

Nhiễm liên cầu khuẩn gây viêm họng, khó nuốt nhưng thông thường sẽ không gây đau khắp cơ thể. Nhiễm trùng xoang có thể gây đau đầu và thậm chí làm cho răng của bạn bị tổn thương. Nhiễm trùng tai thường gây đau và tắc nghẽn trong một tai. Bệnh bạch cầu đơn nhân có thể gây sưng amidan.


Bệnh theo chu kỳ


Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn vào một mùa nhất định, sau khi dành thời gian bên ngoài, tiếp xúc với thú cưng, bạn có thể bị dị ứng. Để xác định nguyên nhân chính xác, bạn phải theo dõi lịch sử của các triệu và tìm gặp bác sĩ.

Vài mẹo hay giúp giảm ăn vặt vào ban đêm

Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nhưng đây cũng chính là lúc bạn dễ bị cám dỗ bởi các món ăn vặt, như tìm gói khoai tây chiên để vừa ăn vừa xem tivi.



Sau đây là những mẹo đơn giản, dễ thực hiện giúp bạn vượt qua.

1. Ăn đầy đủ các bữa ăn chính trong ngày

Nếu trong ngày có những lúc bạn cảm thấy đói chính điều này làm tăng thêm cảm giác đói vào ban đêm. Vì vậy hãy ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bữa ăn trưa và tối (cơm, thịt, cá, rau xanh, trái cây…). Nếu bạn muốn ăn vặt trước bữa ăn thì nên ăn trái cây, sữa chua, hạt hạnh nhân…

2. Đánh răng

Làm thế nào tránh được cám dỗ, mẹo giúp bạn là hãy nên đánh răng và đánh răng ngay sau khi ăn. Hương vị của kem đánh răng có thể giảm cảm giác đói.

3. Tránh các cám dỗ

Khi trong nhà bạn có những gói bánh quy, kẹo… cám dỗ tăng lên nhiều. Để hạn chế thói quen xấu này, trong những lần đi mua sắm không nên mua quá nhiều đồ ăn ngọt, thức ăn dễ giúp bạn ăn vặt vào buổi tối.

4. Uống trà thảo dược

Vào những buổi tối khi bạn có cảm giác thèm ăn thì nên uống trà thảo dược. Trà thảo dược không chỉ đem lại cho bạn giấc ngủ ngon mà còn giúp giảm cảm giác đói và thèm ăn vặt.

5. Tìm sự thư giãn khác

Những lúc bạn bị stress chính lúc đó bạn thích ăn vặt vào ban đêm. Có thể tìm niềm vui khác để giải tỏa như điện thoại hỏi thăm bạn bè, đi tắm, đi dạo hay đọc sách…

Cách tẩy tế bào chết tại nhà bằng muối biển cho da sáng đẹp

Muối biển là một nguyên liệu cực kỳ có lợi cho làn da, giúp giảm nhờn, kháng khuẩn và đặc biệt là giúp loại bỏ tế bào da chết rất hiệu quả.

Muối biển là thành phần giúp tẩy tế bào da chết hiệu quả

Muối biển rất giàu khoáng chất và thành phần có lợi, giúp khôi phục lại độ ẩm đã mất của làn da, làm sạch sâu, làm trẻ hóa và kích thích sự tăng trưởng của các tế bào cần thiết để làn da khỏe mạnh.

Muối biển là một phương thuốc rất hiệu quả giúp dưỡng ẩm da và loại bỏ tế bào da chết hiệu quả nếu bạn kết hợp cùng với dầu olive, hoặc các loại dầu massage phổ biến khác như dầu jojoba, hoặc dầu hạnh nhân.

Dầu olive nổi tiếng với công dụng làm mềm da khô và làm sáng da hiệu quả. Khi cho vào cùng với muối biển và một ít nước cốt chanh sẽ làm tăng tính năng chống khuẩn và tẩy tế bào da chết hiệu quả. Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu hoa oải hương để tăng hiệu quả.

Cách làm hỗn hợp tẩy tế bào da chết:


Để chăm sóc da hiệu quả hơn, ngăn ngừa các vấn đề về da, chị em có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ nhau thai cừu.
Dùng một chút muối biển và trộn với tinh dầu oải hương và dầu olive. Cho thêm vào nước cốt của một quả chanh rồi trộn đều. Nhúng một miếng bông vào hỗn hợp vừa thu được và thoa đều lên khuôn mặt của bạn, có thể thể thoa đến phần cổ.

Tiếp tục sử dụng miếng bông này để chà nhẹ lên khuôn mặt theo chuyển động tròn để loại bỏ hết các tế bào da chết trên mặt trước khi rửa sạch với nước.

Nguy cơ và cách phòng tránh cắt cụt chân do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng đáng sợ như đoạn chi do biến chứng thần kinh và bệnh động mạch ngoại biên. Hiểu về các yếu tố nguy cơ, biện pháp phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế biến chứng nguy hiểm này.

Có các cách phòng tránh giúp bạn hạn chế nguy cơ đoạn chi do biến chứng đái tháo đường

Các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh đái tháo đường phải cắt cụt chân


Người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết và huyết áp kém sẽ có nguy cơ cao phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc cả đôi chân. Điều này là do việc kiểm soát đường huyết kém có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể, biến chứng thần kinh và bệnh động mạch ngoại biên có thể khiến cho chân, bàn chân của người bệnh bị nhiễm trùng, tổn thương các mô, gây loét da. Tình trạng này có thể xấu đi nhanh chóng, khiến người bệnh phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ chân để bảo vệ cơ thể.

Biến chứng thần kinh, bệnh động mạch ngoại biên có thể khiến bạn phải đoạn chi

Trung bình mỗi năm có khoảng 12 – 15 bệnh nhân đái tháo đường (trong số 100.000 ca bệnh) phải phẫu thuật cắt cụt chân do ảnh hưởng của bệnh động mạch ngoại biên. Lý do là bởi các tế bào bị tổn thương, chết đi do thiếu máu tới nuôi chân.

Các cách phòng tránh nguy cơ cắt cụt chân


Với người bệnh đái tháo đường, khi đã gặp biến chứng loét bàn chân sẽ rất khó chữa lành, do đường huyết tăng cao lâu ngày kích hoạt viêm, stress oxy hóa làm tổn thương tế bào thần kinh, gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm:

Theo dõi đường huyết: Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên có thể giữ chúng ở mức ổn định. Những người bị đái tháo đường type 1 luôn phải sử dụng máy đo đường huyết thường xuyên trong ngày, trong khi đó người mắc đái tháo đường nói chung (cả type 1, type 2, đái tháo đường thai kỳ) đều nên xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết sau mỗi 3 tháng.

Duy trì cân nặng ổn định: Duy trì cân nặng ổn định bằng các chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp ổn định đường huyết, đặc biệt là với người bị đái tháo đường type 2.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục, hoạt động thể chất thường xuyên trong 30 phút, 5 lần/tuần sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường. Tuy nhiên, những người có nguy cơ biến chứng thần kinh cao cần trao đổi trước với bác sỹ để chọn ra các bài tập phù hợp.

Cẩn thận các dấu hiệu biến chứng thần kinh: Người bệnh đái tháo đường cần chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng thần kinh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chăm sóc, kiểm tra chân, bàn chân hàng ngày: Điều này sẽ giúp bạn phát hiện các vết thương hay nhiệt độ bàn chân nóng/lạnh bất thường. Người bị biến chứng thần kinh, bệnh động mạch ngoại biện có thể không cảm thấy đau đớn ở chân, chính vì vậy việc kiểm tra hàng ngày là rất quan trọng.

Bảo vệ đôi chân: Chọn giày và tất vừa vặn, cũng như cẩn thận khi rửa và lau khô chân sẽ giúp bạn hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm bàn chân.

Những lưu ý khi sử dụng thịt đông mà bạn cần biết

Thịt đông có chứa nhiều chất đạm, chất béo khiến người ăn dễ ngán và tăng cân. Dưới đây những bí quyết đơn giản giúp bạn thưởng thức món ăn này.


Thịt đông là món ăn không thể thiếu của người miền Bắc, có chứa nhiều chất đạm, chất béo khiến người ăn dễ ngán và tăng cân. Người dân thường chế biến thịt đông bằng chân giò, tai, bì của lợn. Đây là những phần chứa rất nhiều chất cholesterol xấu. Ngoài ra, thịt gà, thịt ngan cũng có thể chế biến thành món ăn này.

Độ ngậy, mát khiến thịt đông trở thành món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều thịt đông sẽ gây tăng cân, đồng thời tác động xấu tới một số bệnh nhân mắc rối loạn chuyển hóa.

Sau đây là một số khuyến nghị về cách dùng thịt đông trong những ngày Tết.

Ăn cùng dưa hành, rau củ


Thịt đông và dưa hành vốn là cặp đôi đi kèm với nhau trong mâm cơm ngày Tết. Thịt đông có đặc tính béo, dễ ngán. Do đó, ăn kèm cùng dưa hành, cà muối, kim chi sẽ làm giảm độ ngán, đồng thời giúp cơ thể tiêu hóa thịt dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn thêm nhiều rau xanh để hạn chế việc nạp quá nhiều chất đạm.


Tránh ăn cơm chung với thịt đông


Ăn thịt đông cùng với cơm đã trở thành thói quen không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp Tết. Tuy nhiên, thói quen khiến bạn không thể kiểm soát được lượng thức ăn được đưa vào cơ thể. Đây là nguyên nhân gián tiếp làm tăng khả năng béo phì.

Kết hợp ăn thịt đông cùng hoa quả


Nếu tiêu thụ nhiều thịt đông, bạn cần bổ sung thêm một số loại hoa quả sau bữa cơm. Đây là cách giúp hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể.

Một số loại hoa quả giúp hấp thụ lượng chất béo trong thức ăn như đu đủ, mận, táo. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin C và axit tự nhiên giúp thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo và protein trong thức ăn.

Ngoài ra, chuyên gia lưu ý thịt đông phải được bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh, nên chia nhỏ thành từng phần, tránh ôi thiu gây ngộ độc.